Bạn có chắc là mình đã quan sát mọi thứ hay không?
Nó đã đi qua hết các cung bậc cảm xúc, stress, trầm cảm, tức giận và khóc lóc ở trong bóng tối, đủ để giúp nó hiểu, muốn làm được việc gì đó mình nhất định phải bình tâm. Khi đã trải qua bĩ cực, người ta sẽ tỉnh như sáo, và tôi đang ở trong trạng thái như vậy.
Nếu có thì hãy trả lời những câu hỏi này nhé...
Bạn có biết chiếc áo bạn đang mặc có bao nhiêu chiếc nút không? Cái đồng hồ bạn đang đeo có kim giây không? Chữ số trên đồng hồ là la mã, la-tinh, dấu chấm hay dấu gạch? Hôm nay bạn gái của bạn mang giày màu gì? Cái cột tóc có màu sắc và hình dáng như thế nào? Nếu bạn trả lời được những câu hỏi đó ngay lập tức mà không cần nhìn lại thì bạn đã có sẵn một kỹ năng quan sát rồi đấy.
Đừng nghĩ chỉ có nghề thám tử như Sherlock Holmes hay Shinichi/Conan mới cần có tài nhìn thấu sự vật, việc sở hữu óc quan sát nhạy bén cũng sẽ giúp ích cho bạn trong bất kỳ nghề nghiệp gì.
Quan sát người khác không chỉ là một trong những hoạt động lôi cuốn nhất và cực kỳ hấp dẫn mà bạn có thể làm, nó còn là công cụ hữu hiệu nhất trong việc thiết lập nền tảng vững chắc trong giao tiếp. Chỉ khi nào bạn có thể để ý đến đối tượng mà không đưa ra những phán xét chủ quan về ý nghĩa của những điều đó, bạn mới có thể khiến đối tượng chú ý đến mình. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với một diễn viên là khả năng lắng nghe người khác và quan sát những gì đang diễn ra. Thậm chí đó có là lần diễn thứ một ngàn đi chăng nữa thì người nghệ sĩ vẫn phải diễn như thể lần đầu tiên. Chỉ khi ấy, diễn xuất của họ mới thật đối với khán giả.
Quan sát là gì?
Quan sát là cách nhìn sự vật, hiện tượng, hành vi, thái độ của con người một cách chi tiết và có phân tích. Hầu hết chúng ta chỉ nhìn chứ không quan sát. Hai hành động đó khác nhau ở chỗ khi ta quan sát ta có mục đích hay chủ ý rõ ràng, còn nhìn đôi khi chỉ là thoáng qua, hoặc vô tình. Khi nhìn, chúng ta không tập trung vào sự vật trước mặt mình mà thật ra mà chỉ là một cách vô thức hay có phản xạ thôi.
Tuy nhiên, mọi người thường nhầm lẫn với hai khái niệm này.
Quan sát không chỉ dùng thị giác thôi, mà phải dùng cả những giác quan còn lại như Nancy Farmer có viết:
“Hãy nhìn xung quanh… Cảm nhận làn gió, ngửi khí trời. Lắng nghe tiếng chim và ngắm nhìn bầu trời. Hãy cho tôi biết những gì đang diễn ra ngoài kia.”
Nghề nào cũng cần có kỹ năng quan sát
Quan sát giúp các nhà khoa học nhận ra sự khác lạ của sự vật, khám phá quá trình tiến hóa của vũ trụ hay tìm thấy các nguyên lý mới. Trong đời sống hàng ngày, việc quan sát có mục đích giúp bạn thu thập thông tin và đưa ra nhận định, đánh giá thông tin đó. Chẳng hạn như việc lần đầu bạn bước vào một trường đại học, bạn sẽ nhìn thấy gì? Có phải đó là cơ sở vật chất, phòng học như thế nào, bầu không khí ra sao? Cách ăn mặc, tinh thần, phong cách của sinh viên trong trường? Sau này, khi bạn đi làm, ngay khâu phỏng vấn tìm việc, khi bước vào một công ty, chỉ cần để ý một chút, bạn sẽ biết được nhịp độ làm việc, thái độ và cả kỹ luật của nhân viên ở đây. Những dữ liệu ấy sẽ giúp ích cho việc ra quyết định của bạn có thích nơi đó hay không.
Trong công việc cũng thế, không chỉ những người làm nghề đặc thù như: nhà khoa học, thiên văn học, nhiếp ảnh gia, thám tử, cảnh sát, kiến trúc sư, bác sĩ phẫu thuật,…mới cần có kỹ năng này, mà từ giám đốc, nhân viên văn phòng, giáo viên, anh thợ cơ khí, người bán hàng… đều sẽ thực hiện công việc của mình tốt hơn nếu có óc quan sát nhạy bén. Từ việc quan sát, ghi nhớ và xâu chuỗi tốt những điều liên quan, bạn sẽ nhận ra bản chất vấn đề tốt hơn và từ đó hướng tới việc giải quyết công việc nhanh chóng, tối ưu hơn.
Quan sát chứ không Soi mói
Hai vấn đề này có điểm khác nhau là soi mói chỉ cốt để tìm ra mặt xấu của vấn đề hay của đối tượng. Một người hay soi mói sẽ nhìn được mọi thứ, vẫn có phân tích, nhưng chỉ lại đưa ra những ý kiến, những đánh giá nhận xét rất tiêu cực. Trong khi đó quan sát thì ngược lại. Do đó, càng không thể nhầm lẫn hai khái niệm này. Quan sát để cảm nhận cuộc sống sâu sắc hơn “Một lữ khách không biết quan sát cũng giống như một con chim không có đôi cánh.” – Moslih Eddin Saadi Trong mỗi người chúng ta hầu như chỉ chú ý đến bản thân mình nhiều đến nỗi quên mất thế giới bên ngoài bao la và phong phú vô vàn. Bạn sẽ không nhìn thấy trái đất đang chuyển động từng ngày, những người bên cạnh đang thay đổi từng giờ, những vật xung quanh bạn đang di chuyển từng phút, từng giây. Ở đây không phải tôi muốn nói bạn vô tình, mà bạn chỉ là đang bỏ quên mọi thứ. Bạn bận bịu, lo lắng, bạn xoay quanh với những con số, vò đầu bức tóc với những rắc rối trong cuộc sống, bạn chộn rộn với những thứ vớ vẩn trong công việc, thế nên bạn đã bỏ quên thế giới.
Rèn luyện kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát có thể được rèn luyện để phát triển. Muốn quan sát tốt, cần có sự tập trung và gắn óc phân tích, so sánh sự vật vào đó. Chẳng hạn khi nhìn một người, hãy thử thầm đưa ra những nhận xét như: người ấy tóc màu gì, cao hay thấp hơn mình, trang phục thế nào so với những người xung quanh…
Hay khi ngắm nhìn một cánh đồng hoa, ngoài việc thưởng thức vẻ đẹp hãy tập thêm việc phân loại có bao nhiêu loại hoa, hướng gió như thế nào,…
Không chỉ nhìn một chi tiết mà bao quát hơn các chi tiết liên quan kết hợp thành sự vật, sự việc. Thư giãn bằng những trò chơi theo kiểu tìm đồ (hidden objects) rất có ích cho bạn trong việc không bỏ qua chi tiết nào của bức tranh. Bây giờ, bạn hãy chuẩn bị giấy bút và thử làm bài trắc nghiệm dưới đây nhé, để xem óc quan sát của bạn thuộc cấp độ nào nhé!
T h a i L a n d |
Bạn vô tình “bỏ quên” một người bạn thân đang buồn phiền, bạn “bỏ quên” một cơn gió âu yếm thổi qua tán lá, bạn “bỏ quên” màu son môi mới của vợ, bạn “bỏ quên” ánh mặt trời đỏ chói đang lặn phía trời tây, bạn “bỏ quên” niềm vui của đứa con gái mới đi học về, bạn tiếp tục “bỏ quên” cây bàng trước cửa đang lâm râm vài lá đỏ, bạn đang “bỏ quên” mọi thứ. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn quan sát kỹ hơn? Bạn có thể chia sẻ với người bạn những u sầu, bạn sẽ nói với vợ rằng: “Màu son mới rất hợp với em.” Bạn sẽ cảm nhận cơn gió cũng đang ấp ôm bạn, bạn sẽ hỏi con gái: “Có gì mà con vui thế?” Bạn sẽ thấy hoàng hôn rất ấm áp nhưng gợi buồn, bạn sẽ thấy thời gian trôi nhanh mỗi khi lá bàng đỏ rơi xuống, và khi đó bạn sẽ thấy mình đang sống, đang hòa mình vào thế giới bao la.
Quan sát như thế nào?
Hãy tìm một chỗ thật thoải mái ở một quán cà phê nhỏ, ngồi xuống, im lặng, và bắt đầu quan sát xung quanh nhé.
Hãy bắt đầu từ người phục vụ.
Hãy để ý tóc ngắn hay dài, quần áo màu gì, dáng đi, giày, nghe giọng nói của người đó.
Và khi họ bê thức uống ra, hãy quan sát thái độ của anh ta.
Trong quá trình quan sát hãy tự phân tích một vài chi tiết nhỏ ví dụ: nếu anh chàng này đeo kính có thể là một sinh viên đi làm thêm, bộ đồng phục còn mới có lẽ là mới vào làm,…
Thật ra điều này cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều, mục đích của nó là tự tập cho bạn thói quen phân tích các sự việc thôi.
Tiếp theo, hãy chuyển mục tiêu sang những nhân vật xung quanh quán. Tìm một người mà bạn hứng thú và bắt đầu quan sát người đó và phân tích. Ví dụ như anh ta đang làm gì? Chân anh ta bắt chéo hay để thẳng? Anh ta cầm điện thoại tay nào? Gương mặt anh ta có gì đặc biệt,…
Từ đó, bạn sẽ phần nào đoán được tính cách của người mà bạn đang quan sát. Điều đó sẽ giúp bạn nhận ra rằng có rất nhiều chi tiết nhỏ nhưng lại tạo cho mỗi người một phong cách rất riêng. Và bây giờ, hãy quan sát khung cảnh xung quanh, và cũng bắt đầu từ vật gần nhất là cái bàn bạn đang ngồi. Có bao nhiêu cái ghế, kiểu dáng, chất liệu như thế nào.
Sau đó bạn chuyển hướng sang những vật xa hơn mình. Mỗi lần quan sát, bạn phải mất một thời gian để thật sự chú ý và đối tượng. Khi đã quen, bạn sẽ quan sát rất nhạy và nhanh như Sherlock Holmes vậy.
Nếu bạn đã thuần thục kỹ năng này rồi thì thì bạn sẽ nhận ra mình có thể học hỏi mọi thứ rất nhanh và dễ dàng vì: “Chúng ta không cần theo học bất cứ chương trình hay lớp học nào cả, vì sự quan sát đã mở ra những cửa sổ kiến thức xung quanh chúng ta.” – Sukant Ratnakar (Open the Windows)
Có bao nhiêu viên gạch? |
Thực tế, kỹ năng quan sát sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc và cuộc sống. Điều đó cũng thể hiện sự tinh tế của bạn đối với mọi người xung quanh. Đó cũng là một cách giúp bạn thiền hơn. Vì nếu tâm càng tịnh, cảm nhận của bạn mỗi khi quan sát một đối tượng lại càng sâu sắc hơn và phân tích cũng logic hơn.
E D |
Để tóm lại bài này chỉ có thể nói: Nếu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thì quan sát là chìa khóa mở cánh cửa tâm hồn ấy từ bên trong để nhìn ra ngoài một cách trọn vẹn. Sáng mai thức dậy, hãy thôi nhìn mà thay vào đó là quan sát. Quan sát để lắng nghe, quan sát để cảm nhận, quan sát để thưởng thức những hương vị mà bạn đã lãng quên bấy lâu nay.
L a n g
E D
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét