Nghĩa trang Liệt sĩ RỪNG SÁC |
Chúng tôi luôn nhớ mãi về các anh, người chiến sĩ Đặc công Rừng Sác. Những chiến công huyền thoại của Đặc công Rừng Sác trên vùng nước ngập mặn và tình cảm thân thiết, gắn bó sâu sắc với nhân dân địa phương
Thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh
Nghĩa trang Liệt sĩ RỪNG SÁC |
Theo lời kể của Anh hùng LLVT nhân dân, Đại tá Nguyễn Hồng Thế, một trong tám chiến sĩ tham gia trận đánh kể lại: “Trong lễ xuất quân ra trận, từng đồng chí một thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, tuyên thệ đánh được kho xăng mới về và xác định trận này là trận cuối cùng, phải đánh thắng bằng mọi giá”. Chúng tôi dự kiến 11 tình huống, mỗi tình huống là một phương án tấn công, nhưng tất cả đều có điểm chung nhất là lao lên phía trước, hành động quyết liệt, không có phương án rút lui nửa chừng. Mỗi chiến sĩ xác định, tự để dành cho mình một quả lựu đạn cuối cùng. Trong trường hợp bị địch bao vây, sẽ quyết tử, chấp nhận hy sinh.
Nghĩa trang Liệt sĩ RỪNG SÁC |
Đại tá, nhà văn Nguyễn Minh Ngọc, cán bộ Chi nhánh Nhà xuất bản QĐND tại TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác đã trở thành nỗi khiếp sợ của quân thù và là niềm tin yêu tự hào của quân và dân ta, nhất là quân và dân Nam Bộ. Các chiến sĩ Đặc công Rừng Sác không chỉ chiến đấu với quân địch mà còn phải chiến đấu với cá sấu, vũ khí hóa học. Khó khăn là thế nhưng tinh thần chiến đấu của các anh thật đáng khâm phục với ý chí quyết tử, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Tất cả các liệt sĩ Rừng Sác ngã xuống đều xứng đáng là những người anh hùng”.
Lúc nào cách mạng cần, tôi lại đi tiếp tế!
Mộ không tên |
Trải qua bao mất mát, hy sinh, má Trị vẫn luôn vươn lên như cây đước sống hiên ngang giữa vùng nước ngập mặn. Thiếu tướng Trần Thành Lập, người từng gắn bó chặt chẽ với nhân dân Cần Giờ, đánh giá: "Suốt cuộc đời, người lính chúng tôi luôn tâm niệm, nếu không có dân thì chúng tôi không sống được, không chiến đấu được. Tất cả những sự giúp đỡ đó đều xuất phát từ lòng thương yêu bộ đội, thương yêu lính Đặc công Rừng Sác. Má Trị đã góp công rất lớn trong những chiến thắng của Đoàn 10, đặc biệt trong trận đánh chìm con tàu vận tải 10.000 tấn Ba-tông-ru-giơ Vích-to-ri.
Má Bảy Thiệt (tên thật là Nguyễn Thị Thơm), ở xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, có 3 con là liệt sĩ, cũng từng rất nhiều lần tiếp tế cho Bộ đội Rừng Sác. Má Thiệt kể lại: "Anh em gian khổ chiến đấu để giải phóng quê hương mình thì mình phải giúp đỡ là điều tất nhiên. Tiếp tế cho bộ đội là việc làm bình thường của người dân có trách nhiệm với đất nước, với bộ đội. Má có nhiều người con trong rừng lắm...”. Đã ngoài 80 tuổi nhưng má vẫn thể hiện lòng quyết tâm như ngày nào. Má nói: Bây giờ, nếu có yêu cầu, tôi lại sẵn sàng đi ủng hộ, tiếp tế cho bộ đội.
Cựu chiến binh Phạm Thị Nhung không ít lần rơi nước mắt. Cô từng làm y tá cho Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác từ những ngày đầu thành lập cho đến khi đất nước giải phóng. Cô Nhung tâm sự: Rừng Sác này có ý nghĩa rất lớn, nó làm tôi và các đồng đội nhớ lại những năm tháng chiến đấu gian khổ mà hào hùng của các chiến sĩ Đặc công Rừng Sác. Đây cũng là dịp để thế hệ trẻ hôm nay hiểu sâu thêm về sự hy sinh, mất mát và tinh thần chiến đấu dũng cảm của các bác, các chú đi trước”.
Phẩm chất anh hùng, khí phách kiên trung, lòng dũng cảm, ý chí quyết chiến quyết thắng... của các anh mãi mãi là niềm tự hào, là tấm gương sáng về lý tưởng cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.
PS: Dư luận thế giới hết sức thán phục “Đặc công Rừng Sác”
Chiếc lá cuối cùng |
Đến tháng 7/1997, khi nhận được thông tin, nguyện vọng, địa chỉ chính thức của chị Vũ Thị Hiệp (vợ anh Bao), ông Bảy Ước (Đại tá Lê Bá Ước, nguyên Trung đoàn trưởng, người trực tiếp chỉ huy trận đánh đó) rất cảm động và lập tức gửi tiếp cho chị những tư liệu, những bức ảnh một thời Rừng Sác... Vào một buổi chiều, Bưu điện trao cho chị Hiệp một gói bưu kiện. Đó là gói đất đóng vuông vức do Trung đoàn 10 Rừng Sác lấy từ Nhà Bè bên sông Lòng Tàu, nơi các anh đã hy sinh, gửi ra cho chị, với ý định nếu xây mộ tưởng niệm thì chị sẽ đặt gói đất này xuống mộ coi như có phần xương cốt của anh trong đó. Và một điều kỳ diệu đã đến với mẹ con chị Hiệp và bà mẹ đã ở tuổi 80 của liệt sĩ Nguyễn Công Bao: Vào một ngày tháng 7/1999, dân ở khu vực hàng rào Kho xăng Nhà Bè báo tin tìm thấy hai bộ hài cốt. Ông bà Bảy Ước đã cùng các cán bộ, chiến sĩ Đoàn 10 Rừng Sác đến tận nơi xác định từng chiếc mũ vải dù hoa, chiếc ống thở, chiếc dây thắt lưng tự tay bà Bảy hồi đó khâu trước khi vào trận cho các anh mang theo. Rồi căn cứ vào xương quai hàm, xương ống chân, hàm răng... khẳng định đây là hài cốt của hai chiến sĩ đặc công Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm. Mộ của hai anh đã được quy tập tại nghĩa trang Liệt sĩ huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh theo đúng nghi thức quân đội.
Một góc biển |
Lần thứ hai, tháng 4/2000, chị Hiệp dẫn con trai là Nguyễn Công Chiến và con dâu mới cưới vào viếng mộ anh, cùng Đoàn 10 đến dâng hương tại đền thờ Liệt sĩ huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai và dự lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đoàn 10 Rừng Sác.
Tại đây, ba mẹ con chị cùng chiêm ngưỡng và chụp ảnh dưới chân tượng đài mang tên “Đặc công Rừng Sác” trong nghĩa trang Liệt sĩ Nhơn Trạch. Tượng đài uy nghi, cao 9 mét, tạc dựng đúng nguyên mẫu chân dung Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm trong tư thế xốc tới, đúng như bức ảnh đen trắng do nhà nhiếp ảnh Văn Sáu, phóng viên mặt trận chụp trước giờ các anh xuất kích.
Ông Bảy Ước kể về quá trình làm tượng đài với chị: - Hoạ sĩ Sĩ Nguyên khi cầm bức ảnh tôi đưa cho, không hề hỏi tên hai liệt sĩ, bảo: “Có một đêm tôi nằm mơ thấy hai ông đặc công bơi từ ngoài sông Đồng Nai vào. Hai ông ở trần, ngực nở múi, bơi dưới nước mà như người đi trên cạn. Ông cằm bạnh xưng là Bao, ông mũi cao và thẳng xưng là Tiềm...”. Nghe xong, tôi giật mình chỉ bức ảnh: “Thì đúng tên hai anh này là Bao, là Tiềm đó. Tụi nó có nói gì không?”. Họa sĩ bần thần: “Tôi thấy hai ông bảo ghé chơi đôi chút rồi còn phải đi. Ngoài sông, anh em đang đợi đông lắm, đi bằng xuồng bo bo... Tôi giật mình tỉnh dậy, chẳng biết là hư hay thực?”.
Đó là thời gian tỉnh Đồng Nai đồng ý đề nghị của Đại tá Lê Bá Ước xin chủ trương xây dựng tượng đài Liệt sĩ Đặc công Rừng Sác. Hẳn là vong linh các chiến sĩ Đoàn 10 đã phù hộ! Chỉ trong vòng 3 tháng, ông Bảy Ước đi vận động các tỉnh giáp giới với Rừng Sác ủng hộ Ban quản lý dự án đã được 600 triệu đồng.
Đường về Rừng Sác |
Góc biển trên đường về Rừng Sác |
H y v ọ n g |
L A N G
18/04
p i c E D
(Theo tư liệu báo CAND)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét